Quân Đội Hàn Quốc Tham Chiến Ở Việt Nam

Quân Đội Hàn Quốc Tham Chiến Ở Việt Nam

Thực hiện Đề án cải cách từ tháng 11/2005, đến nay, quân đội Hàn Quốc đang dần tiến tới mục tiêu có cơ cấu hợp lý, tinh nhuệ, hiệu quả, trang bị hiện đại, khả năng chiến đấu cao.

Mua áo thun quân đội hàn quốc ở đâu đảm bảo chính hãng, giá tốt?

Như mọi người đã biết, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn vào thị trường ngày càng phổ biến với chiêu trò tinh vi. Rất nhiều nơi vì một chút lợi nhuận mà bỏ qua lợi ích của khách hàng. Chính điều này đã khiến, việc tìm kiếm nơi bán hàng hiệu chính hãng trở nên khó khăn hơn. Vậy khi có nhu cầu, chúng ta nên mua sản phẩm áo thun quân đội hàn quốc ở đâu đảm bảo chất lượng, chính hãng với giá tốt?

với hàng tỷ sản phẩm từ Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Úc,...sẽ giúp bạn chọn được áo thun quân đội hàn quốc như ý. Không chỉ đảm bảo chất lượng, cam kết nguồn gốc, FADO còn mang đến rất nhiều chương trình hấp dẫn dành cho khách hàng; đặc biệt là các ngày hội mua sắm lớn như: Primeday, Black Friday, Cyber Monday,... Khi mua vào thời điểm này, khách hàng sẽ nhận được nhiều voucher khuyến mãi cùng nhiều ưu đãi bất ngờ. Đi kèm với đó là chương trình tích điểm đổi mã giảm giá.

Bên cạnh đó, khách hàng khi mua sắm tại FADO còn có cơ hội là thành viên của FADO VIP CLUB với nhiều đặc quyền và ưu đãi riêng có 1-0-2 như nhận chiết khấu trực tiếp trên từng sản phẩm, ưu tiên hỗ trợ nhanh chóng, hỗ trợ vận chuyển siêu tốc, nhận quà mừng sinh nhật,...

Ngoài ra, tại FADO, mọi người còn dễ dàng thanh toán với nhiều hình thức khác nhau như: - Thanh toán trực tuyến - Chuyển khoản cho FADO, - Thanh toán qua cổng VNPAY - Thanh toán trả góp 0% qua tín dụng - …

Rất nhiều áo thun quân đội hàn quốc và các sản phẩm hàng hiệu chính hãng từ nhiều ngành hàng khác nhau như thời trang, công nghệ, điện tử, gia dụng, chăm sóc sức khỏe - sắc đẹp, đồ chơi,...từ các thương hiệu nổi tiếng khác nhau có trên FADO cho bạn thoải sức mua sắm. Nếu bạn đang muốn sở hữu sản phẩm này hay bất kỳ mặt hàng nào từ Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Úc,...thì còn chần chờ gì mà không truy cập và trải nghiệm ngay.

Cách đây 79 năm, Đảng đã chủ trương thành lập các Đội tự vệ đỏ, trong giai đoạn 1940-1945, nhiều tổ chức vũ trang ra đời như: Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, đội du kích Ba Tơ, đội Du kích Pắc Bó, Cứu Quốc quân. Sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp của phong trào đấu tranh vũ trang đòi hỏi phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc. Với yêu cầu đó, Tháng 12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập, đây cũng là tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc và những chiến công oanh liệt của quân và dân ta; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hùng cường.

Duyệt đội ngũ, một nghi thức quan trọng trong các buổi lễ kỷ niệm của

Quân đội nhân dân Việt Nam (Ảnh Internet).

Tháng 4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cả nước (Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Cứu Quốc quân và các tổ chức vũ trang khác) thành lập Việt Nam Giải phóng quân; Ngày 15/5/1945, sau buổi lễ thống nhất tại Định Biên Thượng, Định Hóa, Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương phân công đảm nhận cương vị Tư lệnh các lực lượng vũ trang. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang đã làm nòng cốt, hỗ trợ cho phong trào nổi dậy của quần chúng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân đội nhân dân Việt Nam trong 79 năm xây dựng, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.  Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công Quân đội đã góp công lớn trong xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thắng lợi (1945 -1954). Chính quyền Nhân dân non trẻ đã phải đứng trước một tình thế vô cùng phức tạp, khó khăn. Vừa phải chống “giặc đói”, “giặc dốt” và các tệ nạn xã hội, vừa phải tập trung chống thực dân Pháp. Ở Nam Bộ, ngày 23/9/1945, được quân Anh giúp sức, Thực dân Pháp mở cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Tại Bắc Bộ và Trung Bộ, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10/1945, được Đế quốc Mỹ hậu thuẫn, gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch đã chiếm đóng hầu hết các thành phố từ vĩ tuyến 16 trở ra. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta đã chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc chính quyền nhân dân trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1946). Đồng thời, đánh bại thực dân pháp với những chiến thắng lẫy lừng như: Chiến thắng Việt Bắc (Thu-Đông 1947), làm phá sản chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; chiến dịch Biên Giới (tháng 10/1950); chiến dịch Tây Bắc (từ ngày 14-10 đến 10-12-1952); chiến lược Đông Xuân (1953-1954), quân và dân ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất rộng lớn, nắm quyền chủ động trên các chiến trường Đông Dương, làm phá sản Kế hoạch Na-va và cuối cùng là chiến dịch Điện Biên Phủ, sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, buộc thực dân phải Pháp ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về “đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng tháng Tám.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, để đẩy mạnh đấu tranh vũ trang ở miền Nam. ngày 15/2/1961, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, cùng đồng bào miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt của Mỹ”; đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ; đánh bại kế hoạch hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của địch, tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước phát triển lên một bước mới, làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Ở miền Bắc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, đánh trả không quân, hải quân địch, giành những thắng lợi lớn. Trong 4 năm (1964-1968), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay các loại, bắt sống nhiều giặc lái, bắn chìm và bắn cháy 143 tàu chiến.

Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) nhằm tạo bước ngoặt lớn, chuyển chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Đánh bại ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ và làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. Thất bại trên chiến trường miền Nam, từ năm 1969, Mỹ chuyển sang thi hành “Học thuyết Níchxơn” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Quân và dân ta đã phối hợp chặt chẽ với Nhân dân Lào và Campuchia chiến đấu, giành được những thắng lợi to lớn trên chiến trường ba nước Đông Dương trong Xuân - Hè 1971, tạo ra sự thay đổi quan trọng trong cục diện chiến tranh. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ bị thất bại một bước nghiêm trọng.

Đầu năm 1972, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, dồn Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn vào thế yếu trầm trọng hơn. Trước nguy cơ đổ vỡ của quân đội Sài Gòn, ngày 6/4/1972, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân mở cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ hai. Với tinh thần dũng cảm, bằng cách đánh mưu trí, linh hoạt, quân và dân miền Bắc đã đánh thắng cuộc tập kích chiến lược lần thứ hai bằng B52 của Mỹ, lập nên trận “Điện Biên Phủ trên không” tại bầu trời Hà Nội. Thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền Bắc và Nam, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” (27/1/1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chấm dứt dính líu về quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam. Đây cũng là điều kiện để Quân đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên - mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Đưa chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 2023). Quân đội nhân dân Việt Nam ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất. Đồng thời “tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. Cùng toàn dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Đẩy mạnh huấn luyện, xây dựng nền nếp chính quy, tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

Quân đội ta đã có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của đất nước; nắm chắc và dự báo đúng tình hình liên quan đến quốc phòng - an ninh; chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách bảo vệ Tổ quốc, đối sách phù hợp, xử lý linh hoạt, đúng đắn các tình huống phức tạp, các vấn đề nhạy cảm về quốc phòng - an ninh, trong quan hệ đối nội và đối ngoại, không để đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược, đồng thời không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quan hệ tốt với các nước láng giềng; chủ động và kiên quyết đấu tranh phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và thành quả cách mạng của Nhân dân.

Trong thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, quân đội cũng đạt được những thành tựu mới trên tất cả các lĩnh vực. Trong công tác dân vận, quân đội đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế-xã hội; tích cực giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, quân đội đã triển khai đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng bảo đảm sự ổn định chính trị-xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho đất nước phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững./.